Dịch vụ làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa trọn gói, chuyên nghiệp và uy tín, giá phải chăng. Liên hệ ngay cho Vận Chuyển Thế Tường qua hotline: 0909 211 379 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Quy trình hải quan xuất khẩu hàng hóa vô cùng phức tạp, phải chuẩn bị rất nhiều hồ sơ chứng từ, thực hiện theo nhiều bước, nếu không có kiến thức chuyên môn thì chắc chắn sẽ gặp rất nhiều sai sót trong qúa trình thực hiện, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời gian giao hàng. Chính vì thế Vận Chuyển Thế Tường đã triển khai dịch vụ làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa trọn gói, uy tín, chuyên nghiệp. Hãy theo dõi ngay nội dung sau để biết thêm thông tin chi tiết.
Thủ tục hải quan là gì?
Thủ tục hải quan là quy trình bắt buộc phải tuân theo để hàng hóa và phương tiện vận tải được nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh qua biên giới của một quốc gia.
Thủ tục này chỉ áp dụng cho hàng hóa và phương tiện vận tải, không áp dụng cho người và được thực hiện bởi cơ quan an ninh hoặc bộ đội biên phòng cửa khẩu.
Những nơi có thể thực hiện thủ tục hải quan là:
- Chi cục Hải quan cửa khẩu (cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế…);
- Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu (cảng nội địa).
Quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa
Để làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, cần thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Xem lại chính sách mặt hàng và chính sách thuế
Đây là bước đầu tiên và phải thực hiện càng sớm càng tốt, thậm chí trước khi đàm phán hợp đồng xuất khẩu. Các công việc cần làm là:
- Nghiên cứu chính sách mặt hàng;
- Xác định hạn chế, hạn ngạch và giấy phép xuất khẩu;
- Xác định thuế xuất khẩu;
- Hợp đồng ngoại thương;
- Tiến hành thủ tục hải quan xuất khẩu.
Bước 2: Chuẩn bị chứng từ
Cần phải chuẩn bị các chứng từ sau đây để kahi báo và làm thủ tục hải quan:
- Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract);
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);
- Phiếu đóng gói (Packing List);
- Thỏa thuận lưu khoang (Booking Note);
- Phơi phiếu xác nhận container đã hạ bãi cảng;
- Các chứng từ riêng theo quy định hiện hành đối với các mặt hàng đặc thù phải kiểm tra chuyên ngành.
Bước 3: Khai tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan dùng để khai báo hàng hóa với lực lượng kiểm soát. Để khai báo cần đăng nhậo vào phần mềm hải quan điện tử và nhập các thông tin cần thiết. Đối với doanh nghiệp mới cần đăng ký và thực hiện một số bước bổ sung.
Bước 4: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa
Sau khi khai báo, lô hàng sẽ được phân luồng và gửi đi. Có 3 luồng chính là:
Tờ khai luồng xanh
Các sản phẩm luôn được thông quan trên chương trình, giảm thời gian cho các hoạt động và cho phép vận chuyển lô hàng nhanh hơn.
Tờ khai luồng vàng
Các tài liệu toàn diện của lô hàng sẽ được cơ quan hải quan kiểm tra thực tế. Sau khi hồ sơ được duyệt, lô hàng mới hoàn thành thủ tục ở bước 4.
Tờ khai luồng đỏ
Hồ sơ chi tiết và lô hàng sẽ được kiểm tra thực tế trong luồng này. Sau khi kiểm tra không còn vấn đề gì nữa thì cơ quan hải quan duyệt hồ sơ và chuyển sang bước 4.
Bước 5: Thông quan & thanh lý tờ khai
Cần gửi lại tờ khai và mã vạch cho hải quan giám sát để làm thủ tục xác thực. Khi tờ khai được thông qua giám sát hải quan, cần nộp lại cho hãng tàu để làm thủ tục xác nhận thực xuất với hải quan giám sát khi hàng lên tàu.
Các bước làm thủ tục thông quan nhập khẩu hàng hóa
Quy trình làm thủ tục thông quan nhập khẩu hàng háo bao gồm 9 bước như sau:
Bước 1: Xác định loại mặt hàng sẽ nhập
Cần xác định hàng hóa thuộc danh mục nào trong số dnah mục thông thường, hàng cấm, hàng hóa cần giấy phép nhập khẩu, hàng hóa phải công bố đủ tiêu chuẩn, hàng hóa cần kiểm tra chuyên ngành.
Bước 2: Giao kết hợp đồng mua bán ngoại thương
Trong hợp đồng cần ghi đủ thông tin về tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, chứng từ, phương thức thanh toán, …
Bước 3: Kiểm tra hồ sơ, chứng từ liên quan đến hàng hóa
Các loại giấy tờ cần chuẩn bị là:
- Hợp đồng ngoại thương;
- Vận đơn (Bill of Lading);
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);
- Bảng kê hàng hóa (Packing List);
- Giấy chứng nhận xuất xứ.
Bước 4: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành
Nếu nhập khẩu các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành thì phải thực hiện các quy trình kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Bước 5: Hoàn thành tờ khai hải quan
Khai báo hàng hóa với hải quan khi hàng đã đến qua phần mềm của Tổng cục Hải quan và phải có chữ ký số.
Bước 6: Nhận lệnh giao hàng
Cần chuẩn bị 1 bản sao CMND, 1 bản sao vận đơn kèm theo 1 vận đơn gốc có đóng dấu và phí để đưa cho nhà vận chuyển và nhận đơn hàng. Nếu hàng đã chất đầy vào container thì cần xác định xem còn thời gian để cất giữ chúng tại cảng hay không rồi mới gia hạn.
Bước 7: Chuẩn bị thủ tục hải quan
Cần chuẩn bị giấy tờ để hải quan kiểm tra hàng hóa khi khai báo qua kênh vàng và đỏ.
Bước 8: Nộp thuế và làm thủ tục nhập khẩu
Sau khi thanh toán tất cả các loại thuế bắt buộc, lô hàng sẽ được thông quan nhập khẩu.
Bước 9: Hoàn tất thủ tục chuyển đơn hàng và nhập hàng vào kho
Mang theo Lệnh giao hàng D/O có kèm theo lời giới thiệu của người gửi hàng, phiếu đặt cược của hãng tàu, mã vạch tờ khai hải quan đã ký tên, đóng dấu sau khi chuẩn bị phương tiện vận chuyển, nhập kho. Sau đó, bên hải quan sẽ kiểm tra hàng, hoàn thành các thủ tục và giao hàng.
Thời gian làm thủ tục thông quan
Theo Mục 5 Công văn 19046/BTC-TCHQ quy định việc thực hiện các quy định của Luật Hải quan năm 2014 do Bộ Tài chính ban hành:
- Thời hạn rà soát hồ sơ hải quan: không quá 2 giờ làm việc, kể từ thời điểm cơ quan hải quan nhận đủ hồ sơ;
- Thời hạn kiểm soát hàng hóa:
- Không quá 8 giờ làm việc kể từ khi người khai hải quan bàn giao hàng hóa cho cơ quan;
- Trường hợp hàng hóa phải kiểm tra đặc biệt về chất lượng, sức khỏe, văn hóa, kiểm dịch động thực vật và an toàn thực phẩm: thời hạn tính từ khi nhận kết quả khám chuyên khoa theo quy định;
- Đối với lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại, kiểm soát phức tạp: Thủ trưởng Hải quan có thể gia hạn thời gian kiểm tra thực tế tối đa 2 ngày.
Những lỗi thường gặp làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa
Khi làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa có thể gặp những lỗi sau:
Sai sót thông tin trên bộ chứng từ
Đây là một trong những lỗi phổ biến nhất, làm mất nhiều tiền bạc, thời gian và công sức. Các lỗi chứng từ thường thấy là lỗi chính tả, số lượng mặt hàng, trọng lượng hàng hóa, điều kiện không khớp, …
Lỗi C/O thường gặp
Các lỗi C/O thường gặp là:
- Lỗi giá trị trên C/O: giá trị trên C/O phải là giá FOB tính bằng USD. Tuy nhiên, trong thực tế, một số trường hợp sử dụng giá trị khác như EXW, CFR, CIF,... theo giá trị trên hợp đồng và hóa đơn;
- Lỗi thông tin mặt hàng trên C/O: không thể hiện đầy đủ, thiếu chi tiết về mặt hàng;
- Lỗi cấp C/O bởi bên thứ ba: C/O do bên thứ ba cấp, số hóa đơn phải là số hóa đơn của người bán, không phải số hóa đơn của người gửi hàng.
Sử dụng không chính xác hóa hàng mã (HS code)
Những nguyên nhân dẫn đến sai sót HS code là:
- Thiếu hiểu biết về quy định: chưa nắm rõ nguyên tắc áp dụng mã HS;
- Mô tả mặt hàng tương đồng: một số mặt hàng trong bảng thuế có mô tả gần giống nhau nhưng lại thuộc nhóm khác nhau, dẫn đến việc áp dụng sai mã HS;
- Lựa chọn mã HS có lợi nhất: cố tình sử dụng mã HS có mức thuế thấp nhất để giảm chi phí.
Dịch vụ làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa uy tín, chuyên nghiệp
Vận Chuyển Thế Tường cung cấp dịch vụ làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa uy tín, chuyên nghiệp, đã hỗ trợ hàng trăm doanh nghiệp xuất/ nhập hàng trong nhiều lĩnh vực, đảm bảo an toàn, nhanh chóng.
Chúng tôi xin cam kết:
- Chi phí hợp lý, phải chăng;
- Đội ngũ nhân viên am hiểu nghiệp vụ, có chuyên môn cao, tác phong chuyên nghiệp;
- Cam kết bảo mật thông tin;
- Đảm bảo thông quan nhanh chóng.
- Sẵn sàng hỗ trợ 24/7.
>>> XEM THÊM:
- Dịch Vụ Làm Thủ Tục Hàng Phi Thuế Quan Nhanh Chóng
- Dịch Vụ Làm Thủ Tục Quá Cảnh Hàng Đi Campuchia Trọn Gói
- Dịch Vụ Khai Báo Hải Quan Sân Bay Tân Sơn Nhất Trọn Gói
Với những chia sẻ của Vận Chuyển Thế Tường trên đây, hy vọng bạn đã nắm rõ về dịch vụ làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa của chúng tôi. Nếu cần tư vấn thêm hãy liên hệ đến hotline: 0909 211 379.