Nếu bạn chưa nắm rõ về cách thức vận hành Cross Docking thì hãy để Vận Chuyển Thế Tường hướng dẫn chi tiết cho bạn. Mọi thông tin hữu ích có liên quan sẽ được cập nhật trong bài viết sau, đừng bỏ lỡ nhé!
Cross Docking là một thuật ngữ phổ biến trong ngành Logistics. Đây là một trong những phương thức vận chuyển được sử dụng rộng rãi hiện nay, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể.
Để hiểu rõ hơn về cách thức vận hành Cross Docking cùng những thông tin liên quan, mời bạn tham khảo nội dung mà Vận Chuyển Thế Tường chia sẻ sau đây nhé!
Cross Docking là gì?
Cross Docking là chiến lược quan trọng trong logistics, tối ưu hóa quá trình vận chuyển bằng cách loại bỏ bước lưu trữ và tập trung hàng hóa tại một điểm. Áp dụng rộng rãi trong sản xuất, phân phối và vận chuyển, mô hình Cross Docking giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.
Theo phương pháp này, hàng hóa được chuyển đến điểm tiêu thụ mà không cần phải thông qua các bước trung chuyển qua các kho bãi. Điều này giúp giảm nguy cơ tồn kho không cần thiết và gia tăng hiệu suất vận chuyển.
Mặc dù cần có một điểm tập trung hàng hóa, nhưng không giống như các kho thông thường, điểm này chỉ đóng vai trò như một điểm tập kết ngắn hạn để chuyển giao hàng hóa ngay lập tức sang các phương tiện vận tải và giao đến cho khách hàng.
Điều này đồng nghĩa với việc hàng hóa chỉ được giữ lại tại điểm tập kết trong khoảng thời gian tối đa dưới 1 ngày, trước khi được phân phối đến người dùng cuối cùng.
Cách thức vận hành
Quy trình Cross Docking sẽ bắt đầu với việc chuyển hàng trực tiếp từ trailer đến trailer mà không thông qua các bước trung gian. Các lô hàng thường chỉ lưu lại Cross Dock từ 1 giờ đến 1 ngày.
Cross Dock đóng vai trò như một điểm trung chuyển, nhận và phân loại hàng hóa từ các xe chở, sau đó xếp vào xe tải đầu ra (Outbound trucks). Những xe này sẽ tiếp tục nhiệm vụ giao hàng đến các khu sản xuất hoặc cửa hàng bán lẻ khác.
So sánh Cross Docking và kho hàng truyền thống
Mô hình lưu trữ kho hàng truyền thống diễn ra như sau: Đầu tiên, hàng hóa sẽ được trữ ở kho cho đến khi có đơn đặt hàng. Sau đó, đóng gói và vận chuyển đến địa chỉ nhận hàng theo yêu cầu. Đơn hàng mới sẽ tiếp tục được lưu trữ sau khi các đơn hàng cũ đã được gửi đi.
Ngược lại, mô hình Cross Docking loại bỏ bước lưu trữ tại kho, giúp đơn hàng nhanh chóng chuyển đến khách hàng mà không phải chờ đợi lâu tại kho. Quy trình giao hàng theo hình thức Cross Docking được đảm bảo tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn và giảm thiểu chi phí so với phương thức truyền thống.
Trong trường hợp có rủi ro, bất kỳ thiệt hại nào xuất phát từ quá trình vận chuyển hoặc gây thiệt hại cho hàng hóa sẽ được bên vận chuyển chịu trách nhiệm và bồi thường.
Những loại Cross Docking thường gặp phải
Thuật ngữ "Cross Docking" được dùng để mô tả các hoạt động liên quan đến việc thu gom và vận chuyển sản phẩm một cách nhanh chóng. Napolitano (2000) đã đề xuất phân loại Cross Docking như sau:
- Cross Docking sản xuất (Manufacturing Cross Docking): Hỗ trợ và thu gom nguồn cung đầu vào để đẩy mạnh phương pháp Just-in-time trong sản xuất;
- Cross Docking nhà phân phối (Distributor Cross Docking): Thu gom các sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau thành một pallet hỗn hợp rồi giao cho khách hàng ngay khi các thành phần cuối cùng được nhận;
- Cross Docking vận tải (Transportation Cross Docking): Kết hợp lô hàng từ nhiều nhà vận tải để tận dụng lợi thế quy mô;
- Cross Docking bán lẻ (Retail Cross Docking): Tiếp nhận và phân loại sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp vào các xe tải đầu ra để giao đến các cửa hàng bán lẻ;
- Cross Docking cơ hội (Opportunistic Cross Docking): Chuyển một sản phẩm trực tiếp từ khu vực nhận hàng đến khu vực chuyển hàng để đáp ứng nhu cầu cụ thể, ví dụ như một đơn đặt hàng từ khách hàng.
Xem thêm:
- Door To Door Là Gì? Giải Đáp Từ A Đến Z
- Dịch Vụ Logistic Là Gì? 7 Dịch Vụ Logistic Cơ Bản
- Vận Tải Đa Phương Thức Là Gì? [GIẢI ĐÁP]
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về cách thức vận hành Cross Docking trong lĩnh vực Logistic. Hãy theo dõi Vận Chuyển Thế Tường ngay để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!