CIF là gì? Điều kiện mua bán này có đặc điểm như thế nào? Để tìm hiểu chi tiết, hãy cùng Vận Chuyển Thế Tường tham khảo ngay bài viết sau đây nhé.
CIF là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong ngành vận tải, đặc biệt là xuất nhập khẩu hàng hóa. Vậy bạn đã hiểu CIF là gì hay chưa? Nếu vẫn chưa hiểu rõ về điều kiện này khi tiến hành mua bán hàng hóa thì hãy cùng Vận Chuyển Thế Tường tham khảo nội dung sau đây nhé.
CIF là gì?
CIF là điều kiện giao hàng được sử dụng phổ biến trong các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, là từ viết tắt của Cost - Insurance - Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí).
Đối với các hợp đồng mua bán khi sử dụng điều kiện này thì người bán sẽ chịu tất cả trách nhiệm cho đến khi hàng hóa được xếp lên boong tàu chuyển đến cảng chỉ định. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với FOB là các chi phí liên quan như chi phí vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa tại cảng dỡ sẽ do người bán chịu.
Chính vì yếu tố này mà điểm chuyển giao rủi ro hàng hóa giữa bên mua và bên bán được xem là ở cảng xếp hàng lên tàu, không phải cảng đến (hay còn được gọi là cảng dỡ hàng). Trong đó, người bán chỉ đứng ra mua hộ bảo hiểm và không có nghĩa vụ chi trả khoản chi phí đó. Nếu trong quá trình vận chuyển xảy ra vấn đề thì người mua sẽ làm việc trực tiếp với bên bảo hiểm.
Nếu xét về điểm chuyển giao chi phí chính là cảng dỡ hàng. Có thể hiểu rằng, khi hàng hóa đến nơi an toàn thì người bán sẽ không còn chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển.
Trong hợp đồng giao thương sử dụng điều kiện này sẽ có quy định cụ thể về tên cảng đi, cảng đến và xác định rõ về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của đôi bên.
Giá CIF là gì?
Giá CIF được xem là khoản chi mà bên bán cần thanh toán đầy đủ. Trong đó sẽ bao gồm tiền hàng + phí bảo hiểm + cước phí vận chuyển + chi phí khác liên quan (nếu có).
Khi đó, trách nhiệm của người bán là tìm kiếm đơn vị vận chuyển, thương lượng về giá vận chuyển và thanh toán theo báo giá đơn vị đó đưa ra.
Mã số CIF là gì?
Mã số CIF được hiểu là dãy thông tin được thể hiện trên hồ sơ thông tin của khách hàng, viết tắt của Customer Information File. Trong đó, mã số này s4 từ 8 đến 11 chữ số, tùy theo quy định của ngân hàng lựa chọn giao dịch.
*Lưu ý: một khách hàng chỉ được cung cấp duy nhất một mã CIF tại một ngân hàng. Chính vì thế, dù có mở nhiều tài khoản thanh toán nhưng mã số CIF sẽ không thay đổi.
Trách nhiệm của các bên khi tham gia xuất nhập khẩu theo CIF
Khi thực hiện giao thương dựa trên điều kiện này, trách nhiệm của người mua và người bán được phân định rõ ràng như sau:
Đối với bên bán
Với điều kiện này, bên bán sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trong quá trình chuyển hàng từ kho ra bến cảng, thực hiện bốc xếp lên tàu. Bên cạnh đó, đơn vị vận chuyển hàng để gửi từ cảng đi đến cảng dỡ cũng do bên bán tìm kiếm và làm việc.
Cụ thể, trong hợp đồng mua bán theo điều kiện CIF thì chi tiết trách nhiệm của người bán như sau:
- Vận chuyển hàng đến cảng và xếp dỡ lên tàu để vận chuyển;
- Mua bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện đảm bảo tối thiểu;
- Thuê và làm việc với đơn vị vận chuyển hàng hóa;
- Chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có vấn đề xảy ra với hàng hóa tại cảng xếp dỡ;
- Cung cấp đầy đủ giấy tờ và thực hiện các thủ tục hải quan cần thiết;
- Cung cấp chứng từ gốc, thông tin hàng hóa cho bên mua;
- Thông báo tình trạng hàng hóa sau khi xếp dỡ lên tàu và gửi đi cho người mua.
Đối với bên mua
Với điều kiện CIF, bên mua sẽ nhận hàng hóa tại cảng dỡ, thực hiện thủ tục thông quan nhập khẩu cần thiết, đóng thuế và hoàn tất các thủ tục cuối cùng để chuyển hàng về kho của người mua.
Cụ thể, trách nhiệm của bên mua được quy định rõ trong hợp đồng như sau:
- Làm thủ tục thông quan cho hàng hóa;
- Đóng thuế nhập khẩu nếu có phát sinh;
- Nhận hàng tại cảng được chỉ định;
- Thanh toán các khoản chi phí phát sinh khi hàng được xếp lên tàu và vận chuyển;
- Chịu hoàn toàn trách nhiệm và rủi ro hàng hóa sau khi hàng được xếp xuống boong tàu;
- Nhận chứng từ gốc được cung cấp bởi bên mua bằng hình thức phù hợp đã thống nhất;
- Thanh toán các chi phí phát sinh về công tác kiểm dịch nếu có phát sinh tại nước xuất khẩu hàng hóa.
>>>XEM THÊM:
- Vận Chuyển Hàng Quá Cảnh: Điều Kiện & Các Quy Định
- CO Form E Là Gì? Quy Định & Thủ Tục Xin Cấp
- Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Từ Trung Quốc Về Việt Nam
Trên đây là những thông tin hữu ích mà Vận Chuyển Thế Tường vừa chia sẻ về vấn đề CIF là gì mà nhiều người thắc mắc khi giao nhận, xuất khẩu hàng hóa. Liên tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều nội dung liên quan bạn nhé.