Quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu sẽ gồm những bước nào? Cần thực hiện những công việc gì? Tất tần tật thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp chi tiết ngay trong nội dung mà Vận Chuyển Thế Tường chia sẻ dưới đây. Đừng bỏ lỡ nhé!
Quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu
5 bước thực hiện quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa như sau:
Bước 1: Chuẩn bị tài liệu
Đây là việc đầu tiên cần thực hiện và có sự ảnh hưởng về sau. Do đó, đòi hỏi các tài liệu liên quan đến loại hàng hóa cần được kiểm tra và xác nhận cụ thể, chính xác.
Bên cạnh đó, trước khi ký kết hợp đồng vận chuyển cần tìm hiểu về loại hàng hóa nhằm xác định không vướng phải các quy định của cơ quan hải quan. Nếu mặt hàng bị hạn chế xuất nhập khẩu thì không thể thông quan và mất nhiều thời gian để xin phép, kiểm tra, thẩm định.
Ngoài ra, các chủ hàng cần tìm hiểu kỹ về thuế xuất mà loại hàng hóa đang gánh chịu. Có một số mặt hàng đặc biệt sẽ gánh thuế xuất nhập khẩu khá cao. Khi đã nắm rõ mọi thông tin, bạn có thể tiến hành trao đổi với đối tác nước ngoài để bàn và thỏa thuận điều kiện trên hợp đồng.
Bước 2: chuẩn bị chứng từ liên quan
Chứng từ quan trọng cần cung cấp trong quá trình làm thủ tục hải quan hàng hóa gồm
- Hợp đồng mua bán hoặc đơn đặt hàng (Sale Contract);
- Hóa đơn xuất khẩu (Commercial Invoice);
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (tùy trường hợp);
- Hồ sơ xuất xuất nhập khẩu;
- Chứng từ vận chuyển có liên quan;
- Giấy tờ thanh toán;
- Giấy tờ bảo hiểm (tùy trường hợp);
- Chứng từ ngân hàng (tùy trường hợp);
- Phiếu thuế và lệ phí hải quan.
Bước 3: khai báo tờ khai hải quan
Doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện sẽ tiến hành khai báo tờ khai hải quan với quy trình sau:
- Mua và đăng ký chữ ký số;
- Tải và cài đặt phần mềm Ecus Thái Sơn (được sử dụng miễn phí 20 lần đầu tiên)
- Khai báo đầy đủ thông tin hàng hóa và kiểm tra chính xác trước khi gửi đi;
- In tờ khai và thực hiện thủ tục thông quan.
Bước 4: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa
Để hàng hóa được thông quan và xếp dỡ lên tàu chuyển đi thì bạn cần nắm rõ các luồng của tờ khai. Cụ thể bao gồm:
- Luồng đỏ: thường dành cho các loại hàng hóa có yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt hoặc bị nghi ngờ về việc vi phạm các quy định hải quan;
- Luồng vàng: dùng phổ biến cho hàng hóa có mức độ rủi ro thấp hơn so với luồng đỏ, tuy nhiên vẫn trải qua quá trình kiểm tra và xác minh;
- Luồng xanh: dành cho hàng hóa có mức độ rủi ro thấp, chứng từ kê khai rõ ràng và tuân thủ các quy định hải quan.
Bước 5: Hoàn tất quy trình thông quan và giải quyết tờ khai
Đây là bước cuối cùng cần thực hiện trong quy trình làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa. Lúc này, tờ khai của bạn đã được thông quan nên chỉ cần gửi mã vạch cho cơ quan hải quan kiểm tra và xác nhận.
Tiếp đến, bạn sẽ nộp lại cho hãng tàu để thực hiện đối chiếu xác nhận lần cuối trước khi quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra.
Lưu ý khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa
Một số điều bạn cần ghi nhớ khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng như sau:
- Cung cấp đầy đủ và chính xác những thông tin chính xác trên tờ khai;
- Tra cứu và áp mã HS code chính xác, cụ thể theo loại hàng;
- Thông tin trên chứng từ, hồ sơ phải có tính đồng nhất;
- Thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết, không tự ý bỏ qua bất kỳ bước nào.
>>>XEM THÊM:
- Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Container - Điều Cần Biết
- Tổng Hợp 300 Thuật Ngữ Xuất Nhập Khẩu Thông Dụng Nhất
- Mã HS Code Là Gì? Cách Tra Cứu HS Code Nhanh Nhất
Qua những thông tin vừa chia sẻ, hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc của mình về quy trình làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa. Theo dõi Vận Chuyển Thế Tường mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.