Nếu bạn vừa mới bước chân vào ngành xuất nhập khẩu và đang còn hoang mang không biết giấy phép nhập khẩu là gì, vậy thì hãy theo dõi bài viết sau của Vận Chuyển Thế Tường để nắm bắt mọi thông tin cần thiết nhé!
Để mở rộng giao thương với nước ngoài và trao đổi những sản phẩm chất lượng, nhiều công ty đã quyết định tiến hành nhập khẩu hàng hóa. Trong quá trình này, việc xin giấy phép nhập khẩu là một bước quan trọng không thể thiếu.
Để có thể hiểu tường tận giấy phép nhập khẩu là gì cùng những quy định và quy trình để xin giấy phép nhập khẩu, hãy cùng Vận Chuyển Thế Tường tham khảo nội dung sau nhé!
Giấy phép nhập khẩu là gì?
Chứng nhận xuất nhập khẩu là văn bản chứng minh tính hợp pháp cho việc buôn bán quốc tế của hàng hóa và dịch vụ. Xin giấy phép này là bước quan trọng để tham gia xuất nhập khẩu và đảm bảo tuân thủ các điều kiện đặc biệt liên quan đến loại hàng hóa cụ thể.
Quy trình này là bắt buộc đối với doanh nghiệp có ý định tham gia thị trường quốc tế và giúp đảm bảo rằng mọi giao dịch diễn ra theo cách hợp pháp và an toàn.
Các loại giấy phép nhập khẩu thường gặp
Trao đổi buôn bán quốc tế, xuất khẩu hàng hóa dư thừa và nhập khẩu sản phẩm quý hiếm là đặc trưng quan trọng của kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế ngày nay. Tuy nhiên, để kiểm soát rủi ro, pháp luật quy định các điều kiện và tiêu chuẩn khi cấp giấy phép xuất nhập khẩu cho từng loại hàng hóa.
Mặc dù xuất nhập khẩu mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có những hàng hóa bị cấm, như vũ khí, để đảm bảo an ninh và trật tự. Đối với mỗi loại sản phẩm, có các yêu cầu và tiêu chuẩn đặc biệt được áp dụng khi cấp giấy phép xuất nhập khẩu.
Cụ thể, đối với giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, các yêu cầu khi cấp giấy phép không chỉ bao gồm các điều kiện cơ bản mà còn yêu cầu hồ sơ thủ tục liên quan đến biện pháp và điều kiện vận chuyển.
Trong khi đó, đối với giấy phép xuất nhập khẩu thuốc, cần đảm bảo rằng danh mục thuốc hợp pháp và không được phép xuất nhập khẩu các loại thuốc cấm, gây nguy hiểm đối với tính mạng và tài sản con người.
Điều kiện cấp giấy phép nhập khẩu
Hiện nay, quy trình xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu đòi hỏi tuân thủ nhiều điều kiện, với từng sản phẩm hàng hóa đi kèm các yêu cầu riêng biệt. Để thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp cần hiểu rõ hai điều kiện cơ bản sau:
Danh sách đối tượng được thực hiện quyền nhập khẩu
Các doanh nghiệp có những điều kiện sau đây được phép thực hiện nhập khẩu hàng hóa để hoạt động kinh doanh, buôn bán tại Việt Nam:
- Thương nhân Việt Nam không phải là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trừ các hàng hóa cấm nhập khẩu;
- Chi nhánh của thương nhân có thể nhập khẩu theo ủy quyền;
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam cần tuân thủ cam kết quốc tế, danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, cũng như các quy định pháp luật;
Danh sách các loại hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu
Dưới đây là thông tin chi tiết về các loại hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của các bộ trong cơ cấu tổ chức của chính phủ, yêu cầu xin giấy phép khi thực hiện nhập khẩu:
Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương
Các loại hàng hóa thuộc quản lý của Bộ Công Thương, yêu cầu xin giấy phép khi nhập khẩu vào Việt Nam, bao gồm:
- Hàng hóa theo quy định Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia;
- Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động theo danh mục công bố của Bộ Công Thương;
- Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan, như muối, thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm, đường tinh luyện và đường thô;
- Tiền chất công nghiệp;
- Tiền chất thuốc nổ và vật liệu nổ công nghiệp;
Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải
Các loại pháo hiệu hàng hải, thuộc quản lý của Bộ Giao thông vận tải, đều yêu cầu xin giấy phép khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
Trong phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, các loại hàng hóa sau cần phải xin được giấy phép mỗi khi nhập khẩu:
- Giống vật nuôi ngoài danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam; côn trùng chưa có ở Việt Nam; tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu (Có thể thay thế bằng Giấy phép khảo nghiệm);
- Giống cây trồng, sinh vật sống thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật và các vật thể trong danh mục kiểm dịch thực vật;
- Giống cây trồng chưa có trong danh mục giống cây được phép kinh doanh tại Việt Nam nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm hoặc hợp tác quốc tế (Có thể thay thế bằng Giấy phép khảo nghiệm);
- Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (Có thể thay thế bằng Giấy phép khảo nghiệm);
- Nguồn gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh phục vụ nghiên cứu và trao đổi khoa học;
- Sản phẩm hoàn chỉnh chưa có trong danh mục sản phẩm được phép lưu hành hoặc nhập khẩu có điều kiện tại Việt Nam;
- Giống thủy sản chưa có trong danh mục được phép nhập khẩu thông thường lần đầu tiên;
- Phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam, trong các trường hợp như khảo nghiệm, sử dụng cho các dự án nước ngoài tại Việt Nam, làm quà tặng hoặc nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;
- Thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng tại Việt Nam, nhập khẩu để xuất khẩu, đăng ký sử dụng, hoặc khảo nghiệm;
- Chất khử trùng chứa methyl bromide và các chất độc hại, theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS);
- Các chất trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn;
Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin & Truyền thông
Một số sản phẩm sau đây, thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông cần phải xin được giấy phép nhập khẩu để vào Việt Nam:
- Tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu chính và các mặt hàng tem bưu chính;
- Sản phẩm an toàn thông tin mạng, bao gồm các sản phẩm kiểm tra, giám sát, chống tấn công, xâm nhập và đánh giá an toàn thông tin mạng;
Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
Các vật phẩm y tế dưới đây, thuộc quản lý của Bộ Y tế, yêu cầu giấy phép để nhập khẩu vào Việt Nam:
- Thuốc và nguyên liệu làm thuốc đặc biệt phải kiểm soát;
- Thuốc và nguyên liệu làm thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
- Chất chuẩn và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc;
- Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để nghiên cứu khoa học, kiểm nghiệm hoặc hướng dẫn sử dụng, sửa chữa;
- Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để phục vụ mục đích viện trợ;
- Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để sử dụng cho mục đích chữa bệnh cá nhân;
- Hóa chất và chế phẩm nhập khẩu để nghiên cứu;
- Chế phẩm nhập khẩu phục vụ mục đích viện trợ hoặc đặc thù khác (như quà biếu, cho, tặng, hoặc trên thị trường không có sản phẩm và phương pháp sử dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng của tổ chức, cá nhân xin nhập khẩu);
Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước
Vàng nguyên liệu là loại hàng hóa duy nhất thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, cần xin giấy phép mỗi khi nhập khẩu.
Đối với các loại hàng hóa đã nêu trên, thương nhân nhập khẩu cần có giấy phép từ bộ, cơ quan ngang bộ liên quan. Các bộ, cơ quan ngang bộ sẽ ban hành quy định chi tiết về cấp giấy phép nhập khẩu, dựa trên quy định pháp luật và thực hiện cấp phép theo đúng quy định.
Đối với hàng hóa không yêu cầu giấy phép hoặc kiểm tra, chỉ cần thực hiện thủ tục với cơ quan hải quan.
Việc nhập khẩu hàng hóa liên quan đến quốc phòng, an ninh theo Danh mục quy định tại Phụ lục IV Nghị định 69/2018/NĐ-CP, khi không phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, sẽ được thực hiện theo giấy phép của Bộ Công Thương dựa trên ý kiến của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu
Thành phần hồ sơ:
Để xin được giấy phép nhập khẩu cho hàng hóa của mình, bạn cần chuẩn bị những tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân;
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Các tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.
Nơi nộp hồ sơ: Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.
Hình thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Thời gian giải quyết: Trừ khi có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong khoảng thời gian tối đa 10 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và đúng quy định, bộ hoặc cơ quan ngang bộ sẽ gửi văn bản trả lời.
Một số văn bản quy định chi tiết trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu
Dưới đây là một số nghị định và thông tư quy định chi tiết các trình tự, thủ tục cấp giấy phép liên quan đến quá trình nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam:
- Luật Thương mại 2005 & Nghị định 69/2018/NĐ-CP: Căn cứ pháp lý;
- Nghị định 36/2016/NĐ-C: Nhập khẩu trang thiết bị y tế;
- Nghị định 108/2017/NĐ-CP: Nhập khẩu phân bón;
- Nghị định 47/2011/NĐ-CP: Nhập khẩu tem bưu chính;
- Thông tư 16/2012/TT-NHNN: Nhập khẩu vàng nguyên liệu;
- Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT: Nhập khẩu giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật và thức ăn chăn nuôi.
Để đảm bảo việc xin cấp các giấy tờ nhập khẩu được thực hiện nhanh chóng và chính xác, nhiều doanh nghiệp hiện nay chọn hợp tác với các công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực thủ tục nhập khẩu.
Với hơn 10 năm thành lập và phát triển, Vận Chuyển Thế Tường tự hào cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, giải quyết nhanh chóng hiệu quả, với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, tư vấn tận tâm và đồng hành chặt chẽ cùng khách hàng.
Xem thêm:
- Thủ Tục Hải Quan Là Gì? 9 Bước Thực Hiện Thủ Tục
- Bảng Giá Gửi Hàng Đi Trung Quốc Mới Nhất, Nhanh Nhất
- Hướng Dẫn [Tra Cứu Mã Vạch Hải Quan] Từ A Đến Z
Tin rằng bài viết trên đã giải đáp thỏa mãn mọi thắc mắc của bạn về giấy phép nhập khẩu là gì. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một công ty chuyên lo các vấn đề giấy tờ xuất nhập khẩu, hãy liên hệ ngay với Vận Chuyển Thế Tường qua hotline 0909 211 379 hoặc truy cập website vantaithetuong.com để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất!