Vận đơn hàng không là gì? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, hãy tham khảo bài viết sau của Vận Chuyển Thế Tường để tìm được câu trả lời nhé!
Hiện nay, vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong thương mại quốc tế. Một trong những chứng từ được coi là quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là vận đơn hàng không (Airway bill – AWB).
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm vận đơn hàng không là gì, Vận Chuyển Thế Tường đã tổng hợp mọi thông tin liên quan và để trong nội dung sau. Nếu bạn thấy hứng thú, theo dõi ngay nhé!
Vận đơn hàng không - Airway Bill là gì?
Khi sử dụng dịch vụ vận chuyển bằng đường hàng không, bạn cần có các chứng từ vận chuyển để đảm bảo tính pháp lý, được cung cấp thông qua một loại tài liệu chi tiết được gọi là Vận đơn hàng không, mà hãng vận chuyển hoặc đại lý phát hành.
Sau khi người gửi hàng hoàn tất thủ tục hải quan xuất khẩu và giao hàng cho hãng vận chuyển, họ sẽ nhận được vận đơn hàng không.
AWB thường bao gồm ít nhất 9 bản, với 3 bản gốc (original) dành cho người chuyên chở, người nhận hàng, người gửi hàng. Những bản copy còn lại sẽ dành cho các đơn vị vận chuyển hàng hóa khác hoặc đại lý. Mỗi bản có màu khác nhau và đóng vai trò khác nhau, từ chứng minh hợp đồng vận chuyển đến biên lai giao hàng.
Người nhận hàng hoặc đại lý sẽ đến văn phòng người chuyên chở để nhận AWB và bộ chứng từ gửi kèm hàng hóa. Tùy theo thỏa thuận trước đó, người nhập khẩu cũng có thể nhận AWB bằng đường chuyển phát nhanh trước khi hàng đến để làm thủ tục nhập khẩu.
Thông tin bắt buộc có trên Airway bill
Dưới đây là mẫu và thông tin cần điền trong Vận đơn hàng không (AWB) theo quy định của IATA mà bạn có thể tham khảo, bao gồm:
- Số vận đơn (AWB number);
- Sân bay xuất phát (Airport of departure);
- Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn (Issuing carrier’s name and address);
- Người gửi hàng (Shipper);
- Người nhận hàng (Consignee);
- Ðại lý của người chuyên chở (Issuing carrier’s agent);
- Tuyến đường (Routine);
- Thông tin thanh toán (Accounting information);
- Tiền tệ (Currency);
- Mã thanh toán cước (Charges codes);
- Cước phí và chi phí (Charges);
- Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for carriage);
- Giá trị khai báo hải quan (Declare value for customs);
- Số tiền bảo hiểm (Amount of insurance);
- Thông tin làm hàng (Handing information);
- Số kiện (Number of pieces);
- Các chi phí khác (Other charges);
- Cước và chi phí trả trước (Prepaid);
- Cước và chi phí trả sau (Collect);
- Ô ký xác nhận của người gửi hàng (Shipper of certification box);
- Ô dành cho người chuyên chở (Carrier of execution box);
- Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến (For carrier of use only at destination);
- Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở (Collect charges in destination currency, for carrier of use only).
Chức năng của vận đơn hàng không
Vận đơn đường hàng không đóng vai trò như là biên lai giao hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng AWB không có tính chất chứng từ sở hữu và không thể chuyển nhượng như vận đơn đường biển.
Trong trường hợp thanh toán bằng tín dụng thư (L/C), cần thỏa thuận và thực hiện các thủ tục bổ sung, như thư cam kết đảm bảo. Ngân hàng có thể "ký hậu" vào mặt sau AWB để xác nhận và giải ngân.
Sự khác biệt của vận đơn đường biển và vận đơn hàng không
Vận đơn của cả vận tải đường biển và hàng không đều là biên lai gửi hàng và chứng từ của hợp đồng vận chuyển. Được phát hành bởi người vận chuyển, chúng bao gồm thông tin cơ bản như tên người gửi, người nhận, thông tin về phương tiện và lô hàng.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phân biệt những điểm khác nhau quan trọng giữa 2 hình thức vận tải này như sau:
VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG |
VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN |
Không chuyển nhượng được |
Có thể chuyển nhượng được, nếu là loại giao hàng theo lệnh |
Phát hành sau khi giao hàng cho hãng vận chuyển |
Phát hành sau khi hàng đã được xếp lên tàu |
Phát hành ít nhất 9 bản |
Phát hành bộ đầy đủ: 3 bản gốc, 3 bản copy |
Dùng trong vận chuyển hàng không |
Dùng trong vận tải biển |
Không dùng với điều kiện FAS, FOB, CFR và CIF trong Incoterms. |
Có thể sử dụng với tất cả các điều kiện quy định trong Incoterms 2010 |
Điều chỉnh bởi Công ước Warsaw, Công ước Hague sửa đổi, Công ước Montreal |
Điều chỉnh bởi Công ước Hague, Hague-Visby, và Bộ luật US COGSA 1936 |
Xem thêm:
- Door To Door Là Gì? Giải Đáp Từ A Đến Z
- Cách Thức Vận Hành Cross Docking - Giải Pháp Tiết Kiệm
- Customs Clearance Là Gì? Điều Kiện Thông Quan
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã nắm rõ được vận đơn hàng không là gì cùng những thông tin liên quan. Hãy mong chóng theo dõi Vận Chuyển Thế Tường để khám phá thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến vận chuyển hàng hóa nhé!